Cách làm bánh đúc nóng hổi thơm ngon đậm vị cho cả nhà

0
451

Hướng dẫn cách nấu bánh đúc nóng chuẩn hương vị Hà Nội hoặc miền trung thơm ngon với món bánh đúc lạc, bánh đúc chay không cần vôi đơn giản tại nhà.

cách-làm-bánh-đúc

Bánh đức là món ăn vặt dân dã thơm ngon của người dân Việt Nam từ đời xưa tới nay, đây được xem là món ăn đi liền với tuổi thơ của nhiều người. Đã lâu không được ăn món bánh đúc nóng hổi, hôm nay ẩm thực vùng miền sẽ chia sẻ cách làm bánh đúc nóng ngay sau đây!

Tóm tắt

Bánh đúc làm từ bột gì?

Tùy từng vùng miền khác nhau, bánh đúc cũng được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau, chẳng hạn bánh đúc ở miền Bắc và miền Trung thường được làm bằng bột gạo, còn bánh đúc miền Nam thì được làm từ bột năng. 

cách-làm-bánh-đúc-hà-nội

Tuy nhiên, hiện nay nguyên liệu làm bánh đúc ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn, chính vì thế bánh đúc được biến tấu trở thành nhiều loại bánh đúc khác nhau như bánh đúc ngô, bánh đúc cẩm thạch, bánh đúc lá dừa, bánh đúc lạc,….

Để làm tăng hương vị thơm ngon cho món bánh đúc, người ta thường lựa chọn ăn kèm với mắm tôm, nước tương, mật mía hay canh riêu cua, mứt trái cây hay thịt kho,….

Xem thêm:

Cách làm bánh đúc

Một tô bánh đúc nóng hổi với mùi hành ngò, hành khô, thêm chút ớt chưng được ăn kèm với bát nước chấm tỏi ớt chuẩn vị sẽ tạo không khí ấm cúng cho cả nhà trong những ngày thời tiết se lạnh. Dưới đây là một số cách làm bánh đúc nóng của người dân miền Bắc và miền trung.

Cách làm bánh đúc nóng Hà Nội

Nếu đến khám phá Hà Nội chắc hẳn bạn sẽ không bỏ qua món bánh đúc nơi đây. Tô bánh đúc nóng hổi đặc trưng ăn không đủ no nhưng sẽ giúp bạn có một cảm giác ấm cúng, thư giãn điềm tĩnh giữa ngày đông nơi đất Hà Thành. Hãy cùng ẩm thực vùng miền ôn lại những kỷ niệm ngày nào bằng cách nấu bánh đúc nóng Hà Nội với những nguyên liệu dễ kiếm và 4 bước cơ bản như sau:

Nguyên liệu làm bánh đúc nóng

  • Bột gạo: 200g
  • Bột năng: 200g
  • Bột nếp: 200g
  • Thịt băm: 200g
  • Nước lọc: 1 lít
  • Hành tím, nấm hương, nấm mèo (mộc nhĩ): 20g
  • Dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, muối, đường, nước mắm, tỏi ớt.

Nguyên-liệu-làm-bánh-đúc

Cách nấu bánh đúc nhân thịt

Bước 1: Làm nhân ăn kèm với bánh đúc

Đặt chảo lên bếp, đổ vào 2 thìa cà phê dầu ăn, phi thơm hành tím và tỏi. Tiếp theo, cho 200g thịt băm, 15g nấm hương, nấm mèo đã được ngâm nở, băm nhỏ vào xào cùng, đảo đều tay.

Nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/4 thìa cà phê muối, 1/4 thìa cà phê hạt tiêu vào rồi đảo đều để các gia vị ngấm vào thịt. Bạn đảo khoảng 10 phút để nhân chín rồi tắt bếp.

Bước 2: Cách pha nước chấm ăn bánh đúc

Bạn đổ khoảng 400ml nước nóng vào tô, cho thêm 50g đường, 50ml nước mắm vào cùng rồi khuấy đều để đường tan hết. Khi nước chấm đã nguội, bạn cho tỏi và ớt đã băm nhỏ vào.

Bước 3: Trộn bánh đúc nóng không cần dùng vôi

Bạn trộn 200g bột gạo, 60g bột nếp, 120g bột năng và 1,5 lít nước vào nồi, rồi khuấy đều, sau đó bắc lên bếp. Vừa nấu vừa dùng muỗng đảo thật đều tay cho tới khi bánh đúc sánh, mịn và đặc lại thì cho thêm khoảng 1 – 2 thìa cà phê dầu ăn vào. Tiếp tục khuấy cho đến khi bánh đúc đã trong thì tắt bếp.

Bước 4: Trình bày rồi thưởng thức

Múc bánh ra bát và cho ít nhân thịt lên trên, rắc thêm chút hành phi, ngò rồi chan nước chấm lên để thưởng thức.

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành cách làm bánh đúc miền Bắc đơn giản tại nhà. Món bánh đúc nóng sánh mịn kết hợp với phần nhân thịt đậm đà thêm chút hành cùng nước chấm tỏi ớt đã tạo nên một món ăn tuyệt vời cho cả nhà.

cách-làm-bánh-đúc-giòn

Cách làm bánh đúc miền Trung

Nguyên liệu chuẩn bị làm món bánh đúc

  • Bột gạo: 255g
  • Bột năng: 140g
  • Tôm khô: 200g
  • Đường: 1 muỗng canh
  • Dầu ăn: 3 muỗng canh 
  • Nước cốt dừa: 400ml
  • Nước lọc: 1 lít
  • Cà rốt: 1 củ
  • Hành lá: 3 tép
  • Chanh, tỏi, ớt, dấm,…

Hướng dẫn cách làm bánh đúc nước cốt dừa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cho 225g bột gạo, 140g bột năng, cùng lượng nước cân đối vào tô lớn, rồi  khuấy đều và ngâm bột khoảng 15 phút.

Tôm khô đem rửa sạch, ngâm với nước nóng khoảng 10 – 15 phút để tôm nở, rồi vớt ra để ráo hết nước.

Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi bào thành sợi nhỏ. Sau đó cho 3 thìa dấm, 2 thìa canh đường vào trộn chung để khoảng 15 phút để ngấm gia vị.

Hành lá làm sạch, thái nhỏ. 

Xem thêm:

Bước 2: 

Bột sau khi đã ngâm được 30 phút, bạn gạn bỏ phần nước, giữ lấy phần bột và lại tiếp tục cho nước sạch vào ngâm lần nữa với thời gian 30 phút. Sau đó, bạn hãy gạn phần nước, giữ phần bột lại và đổ vào 400ml nước cốt dừa, trộn thật đều rồi lọc qua rây để loại bỏ phần bột bị vón cục. Giờ đã có lượng bột nước dừa mịn, bạn cho thêm 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa cà phê muối khuấy đều để muối tan hết.

cách-nấu-bánh-đúc

Bước 3: 

Bạn cho phần vừa khuấy đều vào chảo sâu hoặc nồi lớn, bắc lên bếp. Vừa đun vừa khuấy thật đều tay ở lửa lớn đến khi thấy bột đặc sệt thì tắt bếp. Đây chỉ là công bước đầu để giúp công đoạn hấp bột được nhanh chín, vì vậy bạn không cần khuấy bột quá chín, chỉ cần cảm giác bột đặc, nặng tay là được.

Bước 4:

Làm nóng nồi hấp trên bếp khoảng 10 phút. Bạn thoa chút dầu ăn vào trong đáy khuôn bánh rồi cho tất cả bột vào khuôn, dàn đều. Bạn hấp bánh đúc trong thời gian khoảng 20 phút.

Bước 5:

Trong thời gian hấp bánh, bạn có thể tranh thủ làm nhân. Bạn cho tôm vào máy xay nhuyễn, rồi cho vào chảo rang khô không cần dầu.

Bước 6: 

Cho hành lá đã thái nhỏ vào nồi dầu đang sôi để phi thơm.

Bước 7: 

Khi bột đã hấp đủ thời gian 20 phút, bạn dùng đũa chọc vào bột kiểm tra nếu bột không dính đũa nữa tức là bánh đã chín.

Bước 8:

Để làm nước mắm chua ngọt bạn lấy cái tô, cho vào tô 2 chén nước lọc, 1/2  chén nước mắm, 1/2 chén đường, rồi thêm tỏi, ớt và vắt thêm một lát chanh rồi khuấy đều. Bạn có thể thêm hoặc bớt nước mắm hay ớt tùy theo sở thích của từng người.

Bước 9: 

Bây giờ bạn cắt từng miếng bánh đúc ra đĩa trình bày theo ý thích, rồi rắc mỡ hành và tôm lên bánh, ăn kèm với nộm cà rốt. 

cách-làm-bánh-đúc-nóng

Dù khá cầu kỳ, nhưng bạn đã có một món bánh đúc ngon tuyệt khi ăn kèm với nước mắm chua ngọt đậm đà, mùi thơm từ nước cốt dừa và phần thịt tôm mặn mà ngon đậm vị.

Cách làm bánh đúc lạc

Nguyên liệu làm bánh đúc chay

  • Gạo làm bánh đúc: 0,5kg
  • Dầu ăn: 4 thìa
  • Muối ăn: 1/2 thìa
  • Lạc bỏ hạt: Khoảng 3 – 4 bò.

Hướng dẫn cách làm bánh đúc lạc không cần vôi

Bước 1: Bạn ngâm gạo với nước sạch qua đêm rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó, cho vào máy xay thành bột, rồi bỏ bột gạo vào nồi lớn để nấu.

Bước 2: Bạn cho 1/2 thìa muối vào nồi bột rồi tiếp tục khuấy đều. Sau khi nấu, bột bột chín bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 3 tiếng để bột nở ra.

Bước 3: Trong lúc chờ đợi bột nở, hãy đem lạc đi ngâm với nước khoảng 5 tiếng để gạo nở ra và khi luộc cũng nhanh chín hơn. Sau khi luộc chín, vớt lạc ra để ráo nước.

Bước 4: Bạn lấy bột trong tủ ra, bắc lên bếp đun, vừa đun vừa đảo đều cho tới khi thấy bột sệt sệt lại thì hạ nhỏ lửa đổ dầu ăn vào nồi rồi khuấy đều. Đậy vung nồi để lửa liu riu trong thời gian khoảng 5 phút nữa rồi mở khuấy đều lên tiếp để bột gạo đặc lại.

Cuối cùng, bạn chỉ việc cho lạc vào nồi bánh đúc trộn đều vfa đun thêm khoảng 5 phút nữa là được. Bây giờ bạn có thể múc bánh đúc ra từng mát một hoặc ra khuôn nếu có, sau khi bánh đã nguội, lấy dao cắt thành từng miếng nhỏ sao cho vừa miệng ăn.

cách-làm-bánh-đúc-ngọt

Như vậy bạn đã có thêm cách làm bánh đúc chay kết hợp với nước chấm tỏi ớt ăn kèm với một số loại rau sống làm món bánh đúc trở nên đậm đà chuẩn vị.

Tạm kết

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách làm bánh đúc nóng hổi thơm ngon đậm vị cho cả nhà. Còn chần chờ gì nữa hãy vào bếp trổ tài ngay một trong 3 cách làm bánh đúc chúng tôi vừa hướng dẫn để mời cả nhà cùng thưởng thức nhé!

Chúc gia đình bạn sẽ có một món bánh ngon miệng!