Gạo tấm là gì? Đặc điểm, phân biệt gạo tấm với các loại gạo

0
410

Gạo tấm là gì, giá gạo tấm bao nhiêu 1kg. Phân biệt sự khác nhau giữa gạo tấm với các loại gạo khác. Cách nấu cơm tấm từ gạo tấm không bị nhão.

gao-tam-la-gi

Cơm tấm là gì, có thể bạn đã từng ăn cơm tấm ở đâu đó, nhưng bạn vẫn không biết cơm tấm được nấu từ gạo gì, thực ra cơm tấm chính là được nấu từ gạo tấm. Hãy cùng ẩm thực vùng miền tìm hiểu kỹ hơn về loại gạo tấm trong bài viết này nhé!

Gạo tấm là gì?

Gạo tấm chính là những hạt gạo có được từ những mảnh vụn của gạo khi vận chuyển, khi phơi hoặc trong quá trình xay sàng,…. Trong quá trình xay xát, gạo tấm được máy xát gạo phân tách ra từ gạo và sẽ được phân tích vào kích cỡ của loại hạt gạo tấm, hoặc sẽ được người dân dùng sàng thủ công để tách riêng gạo nguyên hạt và gạo tấm. Tuy không đều hạt nhưng gạo tấm vẫn mang lại nguồn dinh dưỡng không khác gì loại gạo nguyên hạt.

Xem thêm:

Những hạt gạo tấm rơi từ máy tách trấu chính là gạo tấm lứt, nếu rơi ra từ máy nghiền gạo thì có thể là gạo tấm trắng. Lúa sau khi được xay sàng chúng ta sẽ có khoảng 50% gạo nguyên hạt, khoảng 16% gạo tấm (hay còn gọi là gạo bảy), 20% là trấu và 14% bột cám.

gao-tam-ngon

Đặc điểm của gạo tấm

Hạt gạo tấm ngon có màu đục, khi nấu chín cơm ráo, mềm, xốp, rất ngọt cơm, đặc biệt cơm tấm vẫn ngon kể cả khi để nguội.

Tại Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh ha các nước Đông Nam Á, gạo tấm được tiêu thụ khá nhiều với nhiều mục đích khác nhau bao gồm, làm món ăn, nấu nướng, chăn nuôi, dùng chế biến thành bột dùng giặt giũ hay trong công nghiệp và mỹ phẩm,…

Không chỉ dễ ăn, dễ nấu, thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà gạo tấm còn có giá thành rẻ. Đấy là một trong những nguyên nhân khiến cơm tấm trở thành món ăn yêu thích của bất cứ ai, mặc dù đây chỉ là một món ăn bình dân.

Giá gạo tấm, phân biệt gạo tấm với các loại gạo khác

Gạo tấm thường có giá khoảng từ 12.000 – 16.000 đồng/1kg tùy theo loại. Chẳng hạn: Gạo tấm sơ ro có giá khoảng 12.000đ/1kg, gạo tấm Đài Loan với giá khoảng 15.000đ/1kg.

Xét về hàm lượng dinh dưỡng thì gạo tấm không thua kém thì so với các loại gạo bình thường. Giá bán, có thể gạo tấm sẽ rẻ hơn, tuy nhiên, cách nấu gạo tấm có phần hơi phức tạp hơn so với các loại gạo thường, bởi gạo tấm hạt khá nhỏ, nếu không biết nấu sẽ dễ bị khô hoặc nhão.

Cách nấu cơm tấm không bị nhão

Việc nấu cơm tấm bằng gạo tấm đồi hỏi một chút kinh nghiệm và cũng phức tạp hơn so với nấu cơm bằng gạo thường. Dưới đây là 2 cách nấu cơm tấm từ gạo tấm thơm ngon, không bị nhão.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo tấm: 150 gam
  • Muối ăn: 1/6 thìa cà phê
  • Dụng cụ: Nồi cơm điện hoặc xửng hấp

Cách nấu gạo tấm bằng nồi cơm điện

Bước 1: Vo và ngâm gạo tấm

Cho gạo tấm vào cái rá nhỏ để vo gạo với nước sạch. Sau đó, cho gạo tấm vào một cái tô đổ ngậm nước để ngâm gạo. Bạn ngâm gạo trong vòng 20 – 30 phút cho hạt gạo nở đều, để hạt gạo khi nấu cơm chín đều, không bị khô hay nhão. 

Xem thêm:

Bước 2: Nấu cơm tấm

Bạn chắt bỏ nước ngâm gạo, rồi cho gạo tấm vào nồi cùng với số muối đã chuẩn bị. Sau đó, đổ nước vào nồi cơm điện với tỉ lệ 1 gạo và 1,5 nước, rồi dàn đều gạo và nước.

cach-nau-com-tam-khong-bi-nhao

Bật nồi cơm điện chế độ nấu và để cơm được tự động nấu chín. Khi nồi cơm đã chín và chuyển qua chế độ ủ, bạn cứ để nguyên điện để cơm được ủ ít nhất 15 phút để cơm chín hẳn. Sau đó, bạn hãy rút dây điện ra, và vấn để cơm trong nồi thêm 10 -15 phút nữa trước khi đem ra thưởng thức.

cach-nau-gao-tam

Cách nấu cơm tấm bằng xửng hấp

Gạo tấm sau khi đã ngâm, bạn cho vào xửng hấp. Tiếp đến, trộn đều gạo với muối rồi đặt xửng vào nồi hấp đã có nước sẵn. Đặt nồi hấp lên bếp, đun với lửa lớn cho đến khi nước trong nồi đã sôi được khoảng 2 phút thì hạ lửa ở mức nhỏ nhất để đảm bảo gạo được chín đều. Bạn hấp cơm trong vòng 30 – 40 phút, sau đó bạn mở vung nồi và kiểm tra xem cơm đã chín đạt chưa.

Nếu hạt cơm vẫn chưa chín kỹ, hấp thêm khoảng 3 – 5 phút tùy độ chín của hạt cơm cho tới khi cơm chín hẳn. Trường hợp cơm đã chín mềm, bạn hãy tắt bếp và ủ cơm thêm khoảng 10 phút trước khi đem ra thưởng thức.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về gạo tấm là gì? Đặc điểm, phân biệt gạo tấm với các loại gạo. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích dành cho bạn đọc. Để có nồi cơm tấm thơm ngon lạ miệng bạn có thể vào bếp với một trong 2 cách nấu cơm tấm chúng tôi vừa chia sẻ để mời cả nhà cùng thưởng thức. 

Chúc bạn thành công!

Xuân Quỳnh

Xin chào! Mình là Xuân Quỳnh, mình rất thích tìm hiểu và chia sẻ các món ẩm thực đặc sắc từng vùng miền, đó là lý do mình tạo nên Blog này. Rất mong nhận được nhiều hơn những đóng góp của bạn đọc để blog ngày càng phát triển hơn. Xin cảm ơn!